Hướng Dẫn Chi Tiết Kiểm Tra, Bôi Trơn và Bảo Dưỡng Cầu Trục Nhà Xưởng

Kiểm tra, bảo dưỡng cầu trục

Cầu trục là thiết bị phổ biến trong các nhà xưởng tại Việt Nam và trên thế giới. Song song với quá trình vận hành, quá trình bảo dưỡng cầu trục cũng là một việc không thể thiếu nếu muốn gia tăng tuổi thọ của thiết bị, giảm thiểu rủi ro và đảm bảo hoạt động trơn tru trong quá trình sản xuất. Trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu cho bạn quy trình chi tiết từ kiểm tra đến bôi trơn và bảo dưỡng thiết bị cơ khí của cầu trục trong nhà xưởng.

Kế hoạch kiểm tra định kỳ và các công việc cần thực hiện bảo dưỡng cầu trục

Cầu trục 15 tấn
Cầu trục 15 tấn

=>>> XEM THÊM: CẦU TRỤC DẦM ĐÔI 15 TẤN

=>>> XEM THÊM: CẦU TRỤC LÀ GÌ ? YÊU TỐ CÂN NHẮC KHI LỰA CHỌN CẦU TRỤC

Kiểm tra hằng ngày

Trước mỗi ca làm việc, người vận hành phải thực hiện các kiểm tra trực quan để đảm bảo thiết bị làm việc trong điều kiện an toàn, Với những kiểm tra trực quan để đảm bảo thiết bị làm việc trong điều kiện an toàn, Với những kiểm tra trực quan đơn giản, người vận hành có thể sớm xác định các vấn đề phát sinh đối với thiết bị, nhờ đó nâng cao an toàn và giảm thiểu thời gian chết.

Các công việc cần thực hiện đối với người vận hành:

  • Kiểm tra trực quan khu vực làm việc, đảm bảo các điều kiện làm việc chung của thiết bị ( điều kiện làm việc theo thiết kế của nhà sản xuất ); đảm bảo không có bất kỳ cản trở nào cho việc vận hành bình thường của thiết bị.
  • Kiểm tra trực quan để phát hiện bất cứ sự rò rỉ dầu từ các cụm cơ cấu trên thiết bị.
  • Kiểm tra trực quan để phát hiện bất kỳ sự bất thường: lệch, xoắn của cáp, xích cẩu hàng, kết cấu thép của thiết bị. Đảm bảo các thiết bị được vệ sinh sạch sẽ và bôi trơn hợp lý trước khi làm việc.
  • Kiểm tra mỏ móc mang tải, phát hiện các vết nứt, biến dạng, đồng thời kiểm tra sự xoay tự do của mỏ móc.
  • Kiểm tra cáp, xích tải, phát hiện các vết nứt, biến dạng, xoắn.
  • Kiểm tra các chỉ báo, cảnh báo,…
  • Kiểm tra các thiết bị điện, mạch điện, tay bấm điều khiển, đảm bảo không có hư hỏng hay nguy hiểm nào.
  • kiểm tra sự làm việc bình thường của phanh, các thiết bị giới hạn hành trình và các thiết bị chỉ báo, thực hiện điều chỉnh nếu cần thiết.

Kiểm tra hàng quý

Mục đích kiểm tra sự hoạt động bình thường của cần trục và sửa chữa nếu cần. Khoảng thời gian giữa các lần kiểm tra tùy theo mức độ sử dụng thiết bị, nhưng không quá 3 tháng, trừ khi thiết bị không được sử dụng.

  • Thực hiện các công việc như kiểm tra trước mỗi ca làm việc.
  • Kiểm tra tình trạng dầu mỡ trong các bộ phận cần bổ sung hoặc thay thế
  • Kiểm tra các bộ phận liên kết cảy các cơ cấu, sửa chữa hoặc thay thế các chi tiết hỏng.
  • Kiểm tra sự làm việc, ăn khớp cyar các chi tiết truyền động: Khớp nối trục tang, ăn khớp giữa bánh răng với bánh xe…
  • Kiểm tra thay thế các chi tiết mau ăn mòn như má phanh.
  • Kiểm tra đánh dấu chỗ bị cáp, đứt, bị mòn nhiều nhất, phải thay cáp khi số sợi và độ mòn đạt đến giá trị cho phép theo TCVN 4244-2005.
  • Kiểm tra điều chỉnh lại sự làm việc cyar toàn bộ hệ thống phanh, các công tắc giới hạn.
  • Bổ sung mỡ vào các ổ trục, các vị trí được yêu cầu bôi trơn theo tài liệu hướng dẫn đối với các cụm thiết bị cụ thể.
  • Thay thế và bổ sung dầu cho các cụm thiết bị được yêu cầu, đảm bảo đúng chủng loại và thể tích như yêu cầu trong tài liệu hướng dẫn của thiết bị.
  • Kiểm tra sửa chữa các thiết bị điện của tủ điện, các thiết bị chỉ báo, đền báo.
  • Các đầu nối cáp điện vào động cơ, cáp điều khiển.

 Kiểm tra hàng năm

  • Thực hiện toàn bộ khối lượng công việc của kiểm tra hàng quý.
  • Thay thế các chi tiết hỏng, mòn của phanh, điều chỉnh phanh sự làm việc của phanh.
  • Kiểm tra độ đảo của trục chủ động, điều chỉnh, sửa chữa phục hồi nếu có sai lệch.
  • Kiểm tra, bổ sung, thay thế dầu cho các cơ cấu của cần trục.
  • Kiểm tra chất lượng cáp thép, mỏ móc
  • Kiểm tra sửa chữa các thiết bị an toàn.
  • Kiểm tra kết cấu thép: Sơn, sửa lại những chỗ hư hỏng.

Kiểm tra sửa chữa sau 5 năm sử dụng

  • Thực hiện toàn bộ khối lượng công việc của hàng năm.
  • Thay thế hoặc phục hồi trục chủ động.
  • Thay thế hoặc phục hồi bánh xe cần trục.
  • Thay thế các vòng bi bánh xe.
  • Kiểm tra thay thế các phụ kiện điện.
  • Thay thế hoặc phục hồi các chi tiết lấy điện.
  • Kiểm tra toàn bộ kết cấu thép dầm cầu trục sửa chữa những chi tiết bị mòn gỉ, kiểm tra các mối liên kết các cụm kết cấu thép (siết chặt, thay thế bu lông…)
  • Đánh gỉ và sơn lại toàn bộ cần trục.
  • Sau khi hoàn thành công việc đại tu, lắp ráp hoàn chỉnh phải tiến hành thử tải và lập biên bản nghiệm thu mới đưa vào sử dụng.

Kiểm tra các chi tiết quan trọng của cầu trục

Cầu trục 12T + 12T
Cầu trục 12T + 12T

Danh mục các chi tiết cần kiểm tra bảo dưỡng cầu trục

Chi tiếtVị trí kiểm traCông việc thực hiệnBiện pháp khắc phục
Kết cấu thép
Bu lông liên kếtGỉ, nới lỏng, mất mát
– Xiết lại, thay thế các bu lông liên kết
– Thay thế các chi tiết bị biến dạng, đứt gãy
– Thay thế chất bôi trơn
Đường hànNứt, gãy
Các thành phần kết cấuGỉ, biến dạng, nứt, gãy
Chốt và các trụcĐộ mòn và việc bôi trơn
Ray di chuyển xe chạyBiến dạng, nứt gãy, mòn
Sàn thao tác, lan canBiến dạng, nứt gãy
Bánh răng hộp giảm tốc và các bánh răng trung gian
Bánh răngSự ăn khớp, mòn
– Căn chỉnh tâm ăn khớp giữa động cơ, khớp nối, hộp giảm tốc, bộ truyền ngoài.
– Thay thế các chi tiết bị mòn
– Xiết lại, thay thế các bu lông liên kết
– Thế chất bôi trơn
ThenBiến dạng, nới lỏng
Ổ bi đỡMòn, điều kiện bôi trơn, nhiệt độ
Phớt dầuMòn
Bu lông liên kếtNới lỏng, mất mát
Dầu bôi trơnRò rỉ dầu, độ bẩn dầu và lượng dầu
Độ rung độngRung lắc, tiếng ồn
Phanh
Má phanhMòn
– Căn chỉnh tâm ăn khớp giữa động cơ, khớp giữa động cơ, khớp nối, hộp giảm tốc, bộ truyền ngoài
– Thay thế các chi tiết bị mòn
– Xiết lại
– Bôi trơn
Bánh phanhMòn
Làm việc của má phanh và bánh phanhKhe hở phanh
Guốc phanh, cần, chốtBiến dạng, nới lỏng
Bầu phanh thủy lựcLượng dầu trong bầu
Bu lông liên kếtNới lỏng, mất mát
Phớt dầuMòn
Dầu bôi trơnRò rỉ dầu, độ bẩn dầu và lượng dầu
Bu lông liên kếtNới lỏng, mất mát
ThenBiến dạng, nới lỏng
Bánh xe
Bề mặt lăn, gờ bánh xeMòn, biến dạng
– Thay thế các chi tiết bị mòn
– Xiết lại
– Bôi trơn
Trục, bạc lótMòn, biến dạng
Ổ bi đỡMòn, điều kiện bôi trơn, nhiệt độ
Bu lông liên kếtNới lỏng, mất mát
Trục, bạc lótMòn, biến dạng
Ổ bi đỡMòn, điều kiện bôi trơn, nhiệt độ
Bu lông liên kếtNới lỏng, mất mát
PulyBề mặt của PulyPuly không bị rạn nứt, mòn quá mứcThay thế puly
Cáp xíchBề mặt ngoàiBẩn, gỉ sét, mòn hoặc biến dạng– Thay thế các chi tiết bị mòn
– Xiết lại
– Bôi trơn
Móc treo
Thân mócMòn, xoắn, nứt, gãy
Thay thế khi các giá trị kiểm tra vượt quá giới hạn cho phép
Miệng mócBiến dạng
Phần có ren trên mỏ móc và ecuNứt, mòn

Cơ sở kiểm tra các chi tiết và cụm chi tiết cầu trục

Căn cứ cơ bản cho việc kiểm tra các chi tiết quan trọng được mô tả chi tiết dưới đây. Các chi tiết không đảm bảo được các tiêu chuẩn được đưa ra trong mục này sẽ phải thay thế hoặc sửa chữa ngay lập tức.

 

Độ mòn cho phép đối với các chi tiết cơ

Chi tiếtNội dung kiểm traĐộ mòn cho phép
Bánh răng
Bánh răng cấp 15% độ dày ban đầu
Các bánh răng khác10% độ dày ban đầu
Bánh xe
Bề gờ dàyĐường kính lănĐộ chênh lệch đường kính
Bánh xe chủ động
3%
0.20%
Bánh xe bị động0.50%
Phanh
Má phanh50% độ dày ban đầu
Bánh phanhChênh lệch độ mòn bề mặt vượt quá 2mm, bánh phanh cần đường gia công lại khi độ dày giảm tới 60% độ dày ban đầu, bánh phanh cần được thay thế
  • Chú ý: Sau khi má phanh được thay thế sửa chữa, phải kiểm tra phanh và độ mòn ban đầu của má phanh để đảm bảo khả năng tiếp xúc giữa má phanh và bánh phanh. Điều kiện tiếp xúc không tốt có thể dẫn tới các tai nạn

 

Các trường hợp phải thay thế móc cẩu

Vị trí kiểm traDạng khuyết tậtTiêu chuẩn loại bỏ
Thân móc
MònHao mòn vượt quá 10% diện tích mặt cắt ban đầu ở vùng A và 5% ở vùng B
XoắnBất kỳ sự xoắn nào dọc theo trục móc
Nứt, gãyBất cứ vết nứt nào
Hỏng hócBất kỳ vết cắt, rãnh, khía cạnh nào ảnh hưởng đến việc sử dụng an toàn
Miệng mỏ mócBiến dạngBất kỳ sự biến dạng nào của miệng mỏ móc
Phần có ren trên mỏ mócMònHao mòn vượt quá 2.5% đường kính phần có ren

 

Bôi Trơn

Bôi trơn là công việc quan trọng nhất trong việc giữ sự vận hành êm của cẩu. Các vị trí bôi trơn cần được kiểm tra phù hợp với tần suất làm việc của chúng. Trong mọi trường hợp, cần chú ý đến các điều kiện bôi trơn để giảm sự ô nhiễm đến dầu và chất bôi trơn. Nếu vòng bi không được bôi trơn, tuổi thọ của cẩu sẽ bị giảm. Các cần trục có nhiều điểm bôi trơn, việc kiểm tra, bôi trơn và thay thế chất bôi trơn phải thực hiện theo lịch bảo dưỡng.

Các lưu ý về bôi trơn – bảo dưỡng cầu trục

  • Xích tải: Tra dầu mơ lên xích định kỳ 1 lần/tháng để giảm sự mài mòn của xích.
  • Puly: Tra dầu mỡ vào các ổ trục puly định kỳ 4 tháng/ lần
  • Cụm di chuyển: Tra dầu mỡ vào trục bánh xe định kỳ 6 tháng/ lần để cho bánh xe hoạt động êm ái, giảm ma sát giữa trục bánh xe và ổ bi.

Bảo dưỡng cầu trục – Các bộ phận cơ khí

Ổ bi

Ổ bi
Ổ bi

Ổ bi được sử dụng hầu hết các vị trí của cẩu. Đây là khó khăn lớn để xác định ổ bi nào cần thay thế, bởi lẽ tuổi thọ của ổ bi phụ thuộc nhiều vào vị trí chúng ta được lắp đặt.

Chính vì vậy, khi thực hiện kiểm tra hàng ngày, cần chú ý đến những tiếng ồn bất thường, sự tăng nhiệt độ bất thường. Nếu có hư hỏng với một ổ bi, cần phải thay thế bằng một chiếc mới kịp thời.

Dung sai lắp ghép khi sửa chữa lớn

Nếu dung sai lắp ghép không được đảm bảo, ổ bi không thể hoạt động đúg chức năng của nó. Điều này cũng gây nguy hiểm cho các trục và ổ bi. Những khe hở không cần thiết hoặc sự chồng lấn lên nhau giữa ổ bi với trục hoặc giữa hoặc gối đỡ ổ cần phả được loại bỏ.

Khe hở không cần thiết sẽ là trục bị trượt sơ với ổ bi, bụi bẩn sẽ xâm nhập vào bề mặt ổ bi. Sự chồng lấn làm tăng sự cản quay của ô bi, gây biến dạng và tăng nhiệt độ bất thường. Tất cả những tình huống này đều làm giảm tuổi thọ của ổ bi, gây mòn bất thường, gây nguy hiểm cho bề mặt các con lăn.

Thay thế ổ bi

Điều quan trọng là các vòng bi phải luôn được giữu sạch sẽ. Nếu vòng bi bị bẩn, tuổi thọ của nó sẽ bị giảm. Cần dùng xăng hoặc các dầu khoáng (gốc axit tự do) để làm sạch vòng bi. Sau khi làm sạch vòng bi, cân tránh cho mồ hôi tiếp xúc với vòng bi. Các vòng bi được giữ nguyên trong các tủ bảo quản đến khi chúng được sử dụng.

Khi sử dụng lực để lắp vòng trong ổ ở điều kiện nhiệt độ bình thường, dùng gỗ kê để thực hiện truyền lực lên vòng trong của ổ. Không tác dụng lực lên vỏ gối hoặc vòng ngoài của ổ. Không tác dụng lực lên vòng trong thông qua các con lăn, gây mòn hoặc ồn bất thường khi vận hành cẩu. Khi tháo, lắp ổ bi nên thực hiện dưới sự chỉ dẫn của một kỹ thuật viên.

Vòng Bít

vòng bít
vòng bít

 

Nếu một trục được lắp xuyên qua gối đỡ vòng bi, một vòng bít sẽ được sử dụng. Trên cần trục này, vòng bít được sử dụng có 2 tác dụng: một vòng sử dụng tại các điểm bôi trơn bằng mớ, một loại sử dụng tại các điểm bôi trơn bằng dầu.

Trong trường hợp đầu tiên, vòng bít được sử dụng như một vòng chắn bụi, còn trường hợp sau, vòng bít được sử dụng trên đầu trục ra và đầu trục vào của hộp giảm tốc làm nhiệm vụ ngăn chặn sự rò rỉ đầu. Kiểm tra những vị trí có vòng chắn dầu phải thật cẩn thận, đặc biệt về độ sạch của vòng bít. Nếu có sự rò rỉ dầu, vòng bít cần phải được thay thế bằng một cái mới.

Bánh răng

Bánh răng cầu trục
Bánh răng cầu trục

 

Việc xác định tiếng ồn khi các răng ăn khớp với nhau là hoàn toàn có thể. Vì vậy, cần chú ý đến sự thay đổi tiếng ồn ngay từ ban đầu, khi hộp giảm tốc và bộ truyền ngoài bắt đầu hoạt động. Một bánh răng sẽ bị mòn dần mặc dù bánh răng vẫn được bảo dưỡng đều đặn. Kiểm tra điều kiện làm việc của răng bằng cách đo sự dịch chuyển trên một số răng nhất định. Các dạng mòn chính được liệt kê dưới đây:

  • Lệch răng: Khi các răng ăn khớp, hư hại trên các răng có thể được gây ra bở sự biến dạng, trượt răng, lệch các gối đỡ trục và hộp giảm tốc do va đập hoặc rung động.
  • Bôi trơn kém: Kim loại tiếp xúc trực tiếp với kim loại khi răng ăn khớp do không hình thành màng dầu có thể do bôi trơn kém hoặc rò rỉ dầu. Khi đó, tróc rỗ và xước bề mặt răng sẽ xuất hiện.
  • Nếu các hạt mài mòn từ răng hoặc cặn bẩn trộn lẫn với chất bôi trơn, bề mặt răng sẽ bị hư hại, mòn và cào xước sẽ xuất hiện
  • Quá tải: Nếu tải trọng tác dụng lên răng vượt quá giá trị định mức, màng dầu có thể bị loại bỏ ( dẫn đến kim loại ăn tiếp xúc trực tiếp với kim loại), có thể gây dính răng hoặc gãy răng.

 

Trong bất cứ trường hợp nào kể trên xảy ra, người sử dụng đều có thể phát hiện được tiếng ồn bất thường và có thể xác nhận từ quan sát trực tiếp. mọi bắt thường được phát hiện, cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia để xác định các biện pháp cần thiết.

Các thuật ngữ sau sẽ được sử dụng để nói về các dạng hỏng bề mặt răng:

  • Rỗ: Mỏi bề mặt haowjc rỗ là dạng hỏng bề mặt do vượt quá giá trị giới hạn mỏi của vật liệu chế tạo. Răng dưới tác dụng cảy tải trọng lặp trên bề mặt và gây ứng suất dưới bề mặt, nếu tải trọng đủ lớn và chu kỳ ứng suất thường xuyên, sẽ gây mỏi phần tử kim loại từ các vết rỗ bề mặt kim loại khi gia công. Chúng xảy ra tại những vị trí bị vượt quá ứng suất và có xu hướng phân bố rộng theo tải trọng bởi sự dịch chuyển các vị trí tiếp xúc.
  • Mòn: Mài mòn là một dạng hỏng bề mặt răng do màng bôi trơn mỏng hoặc chất bôi trơn có độ nhớt thấp; một chất bôi trơn có độ nhớt phù hợp trong nhiệt độ hoạt động bình thường nhưng mang theo các hạt mòn, cát do không được làm sạch sau khi đúc…; tạp chất có trong dầu hoặc các ba via bong ra từ bề mặt răng hoặc các bề mặt gia công khác.
  • Nứt vỡ: Nứt răng, tương tự như rỗ, thường xuất hiện khi các vết rỗ có đường kính lớn và phát triển ở phạm vi rộng. Đôi khi, nứt vỡ xuất hiện từ các vết rỗ trên bề mặt bánh răng cứng hơn, hoặc gần đường chuyển tiếp giữa lớp vật liệu cứng sang mềm hơn. Nứt vỡ cũng có thể hình thành do sự va đập các vết rỗ vào nhau và để lại những vết rỗ lớn hơn.

Bánh xe

Bánh xe cầu trục
Bánh xe cầu trục

 

Một vết lõm trên bánh xe có thể xuất hiện do cho bánh chủ động bị trượt và mòn cục bộ khi thiết bị phanh, dừng đột ngột.

Nếu đường ray xe chạy bị biến dạng, làm tăng sự ngăn cản chuyển động bởi sự tiếp xúc giữa gờ bánh xe và mặt bên của ray. Nó sẽ làm gờ bánh xe bị mòn, bánh xe có thể bị trật ray.

Vì vậy, kiểm tra mòn bề mặt bánh xe và hờ bánh xe cũng như điều kiện lắp đặt của ray di chuyển xe chạy cần phải được thực hiện hàng ngày và cả trong những làn kiểm tra định kỳ.

Khớp nối

Khớp nối
Khớp nối

 

Khớp nối được sử dụng để truyền momen từ động cơ điện hộp giảm tốc hoặc từ hộp giảm tốc tới các tang cáp bánh xe. Các khớp nối thường được sử dụng ở các chi tiết quay nhanh nhằm khử các sai lệch tâm khi liên kết các thiết bị.

Tuy nhiên, nếu sự sai lẹch khi định tâm vượt quá dung sai cho phép, rung động sẽ xuất hiện. Khớp nối, trục và ổ bi sẽ chịu ảnh hưởng của những rung động này. Vì vậy, việc định tâm nên được thực hiện một cách cẩn thận.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, với bài viết này tôi mong muốn góp một phần giúp bạn vận hành hiệu quả, an toàn tối đa cho người và thiết bị, khai thác tốt nhất khả năng hiện có của thiết bị để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh ngày càng tăng trưởng.

Nếu cảm thấy hữu ích hãy share và theo dõi hoạt động sắp tới của chúng tôi trên FACEBOOK hoặc LINKEDIN YOUTUBE

 

=>>> XEM THÊM: CẦU TRỤC DẦM ĐÔI 70 TẤN NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN NHƠN TRẠCH 3&4

=>>> XEM THÊM: CẨU CHÂN ĐẾ CẢNG QUỐC TẾ LONG SƠN