Quy Trình Thử Tải Cầu Trục

80 ton overhead cane load testing

Thử tải cầu trục là quy trình không thể thiếu sau khi lắp đặt xong cẩu, là bước cuối cùng trước khi cầu trục được dán tem kiểm định và được phép sử dụng.

Nguyên tắc chung

Tiêu chuẩn áp dụng:

  • TCVN 4244-2005: Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật.
  • TCVN 5206-1990: Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng.
  • TCVN 5209-1990: Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện.

Chạy thử và kiểm tra

Việc đầu tiên sau khi lắp đặt xong cẩu, phải thực hiện căn chỉnh các cơ cấu. Sau khi việc căn chỉnh được kết luận là đáng tin cậy mới tiến hành chạy thử. Những người có nhiệm vụ thực hiện chạy thử bao gồm: Kỹ sư, nhân viên KCS, thợ điện, công nhân, người điều khiển cẩu, người phụ trách an toàn.

Việc kiểm tra được hoàn thành khi nhà sản xuất đăng kí cơ quan kiểm định và người sử dụng kiểm tra.

Mục đích kiểm tra

Mục đích kiểm tra là đo kiểm các tính năng kỹ thuật, các thông số kỹ thuật, tính năng điều khiển cẩu, kiểm tra khả năng chịu tải của kết cấu kim loại, tức là sự chính xác và độ tin cậy của thiết kế, sản xuất và lắp đặt.

Chuẩn bị mặt bằng

Làm sạch triệt để các rác, vật cản,… trên toàn bô mặt bằng thử tải. Đặt biển cảnh báo, ngăn những người không liên quan hay các phương tiện đi vào khu vực này

Kiểm tra toàn bộ cẩu trước khi thử tải

Tất cả các liên kết phải được xiết chặt. Các cơ cấu đảm bảo được bôi trơn đầy đủ, dầu phanh đảm bảo đã được tra đủ. Các công tắc hạn vị làm việc hiệu quả. Các sàn thao tác và lan can được cố định chắc chắn. Kiểm tra chắc chắn các kết cấu chịu tải không bị biến dạng, cong vênh, các bộ phận được lắp ráp chính xác; các mối hàn không nứt, khuyết tật. Tất cả các nút bấm, cần thao tác hoạt động đúng với hướng chỉ dẫn. Phanh được đặt ở trạng thái bình thường. Kiểm tra nếu có bất kỳ chướng ngại nào trên hành trình nâng hạ và di chuyển cầu trục.

Kiểm tra cách điện, tiếp địa

Theo tiêu chuẩn, cách điện chiếu sáng giữa đèn và giá đỡ không nhỏ hơn 0,5MΩ, điện trở tiếp địa chính không nhỏ hơn 1MΩ. Tiếp địa chống sét không quá 10Ω.

Kiểm tra môi trường làm việc

Khi thực hiển kiểm tra, tốc độ gió không quá 8m/s. Nhiệt độ của môi trường trong khoảng từ 0°C~45°C

Chuẩn bị các khối tải trọng

Các khối tải trọng phục vụ kiểm tra phải được đánh ký hiệu. Các khối tải trọng phải được chuẩn bị theo các thông số tương quan như ví dụ sau đây:

Tải trọng (tấn)

Mức thử tảiSố lượng (khối)
6,25125%Q1
5,5110%Q1

Kiểm tra đường ray di chuyển

Trước khi thử tải cầu trục, bề mặt của đường ray phải ở trong điều kiện tốt. Dung sai của đường ray phải tuân thủ theo tiêu chuẩn liên quan.

Công tác an toàn 

Trước khi thử tải, công tác an toàn cần phải được chuẩn bị tốt. Các thiết bị cứu hỏa, các bộ phận cứu thương… phải đảm bảo ứng cứu kịp thời khi có sự cố xảy ra.

Thử tải cầu trục

Sau khi tất cả các thông số đã được thiết lập, thử tải chính thứ có thể được thực hiện.

Thử không tải

Cho tất cả các cơ cấu làm việc độc lập, sau đó cho hai cơ cấu làm việc cùng nhau, bao gồm các chuyển động một chiều, 2 chiều ở các cấp độ của mỗi cơ cấu.

Mỗi chi tiết trên cơ cấu đều cần được kiểm tra ở trường hợp thử không tải. Kiểm tra kỹ xem có cơ cấu làm việc có êm không, có tiếng ồn khác thường không, có rung lắc hay lỏng lẻo không, vòng bi quay có nóng quá mức không. Kiểm tra độ tin cậy của phanh độ chắc chắn của các bu lông lắp chặt.

Khi cơ cấu nâng không có tải. Với mỗi tốc độ, thực hiện đo dòng điện, điện áp và ghi lại kết quả.

Thực hiện kiểm tra biến dạng, các khe hở trên kết cấu thép, độ tin cậy của các bu lông lắp ghép được kiểm tra đồng thời.

Khi thử không tải, độ cao móc và tầm với của mỏ móc cần được kiểm tra ghi lại kết quả. Sự làm việc hiệu quả của các công tắc giới hạn và tín hiệu , thiết bị báo động cần được xác định.

Thử tải tĩnh

Thử tải tĩnh được thực hiện khi kiểm tra không tải hoàn tất và loại bỏ các mối nguy hiểm, tất cả các lỗi trong kiểm tra không tải đã được khắc phục; mục đích của thử tải tĩnh là kiểm tra các cơ cấu cẩu và kết cấu thép.

Kiểm tra phải được thực hiện khi tốc độ gió tại trạng thái cho phép làm việc.

Thử tải tĩnh được thực hiện 3 lần với tải trọng quá tải 125%, tương ứng mức tải 6,25 tấn. (Khoảng cách giữa hai xe chạy khi thử tải không nhỏ hơn 6m).

Tiến hành kiểm tra thử tải tĩnh với tốc độ chậm nhất, gia tốc chậm nhất va không gây giật tải, nâng tải thử lên trên khỏi mặt đất khoảng 200-300 mm v treo tải trng 10 phút. Kiểm tra các mục sau:

  • Kiểm tra phanh cơ cấu nâng hạ và thay đổi tầm với đảm bảo không bị trượt tải.
  • Không được phép có bất kỳ nứt gãy trong bất kỳ mối hàn nào của kết cấu kim loại. Biến dạng dư của kết cấu thép là không được phép. Không được phép có hiện tượng nới lỏng các mối ghép bu lông.

Thử tải tĩnh được coi là đạt yêu cầu nếu trong 10 phút treo tải, tải không trôi, sau khi hạ tải xuống, các cơ cấu và bộ phận của thiết bị không có vết nứt, không biến dạng dư hoặc các hư hỏng khác.

Chú ý: Khi kiểm tra được thực hiện với mức tải quá tải 125%, thiết bị giới hạn tải trọng phải được điều chỉnh phù hợp.

Thử tải động

Khi tất cả các kết quả thử tải tĩnh phù hợp, thử tải động mới được thực hiện. Sức gió không vượt quá sức gió hoạt động.

– Thử tải động được thực hiện 3 lần, theo bảng ví dụ dưới đây

Số thứ tựTải trọng thử (Tấn)
15,5
25,5
35,5

– Thử tải động cơ cấu nâng hạ tải theo trình tự sau:

  • Lên và Xuống tại mức tốc độ tối đa
  • Khi tải trọng đang hạ. Thao tác phanh 2 lần, kiểm tra và đảm bảo các mục sau: Bộ phận truyền động không có rung động bất thường; ghi chép điện áp động cơ, dòng điện, tốc độ nâng theo các mức tải trọng khác nhau vào hồ sơ, một cách độc lập.

– Thực hiện thử tải động 3 lần

  • Ghi chép điện áp động cơ, dòng điện, tốc độ, thời gian chạy một chiều và tốc độ trung bình chạy.

– Thử động cơ cấu di chuyển: Cơ cấu di chuyển thực hiện di chuyển 3 lần, ghi lại tốc độ di chuyển cũng như điện áp, tốc độ quay của động cơ di chuyển.

Thử tải động cơ 110% tải định mức được coi là đạt yêu cầu nếu sau khi thực hiện đầy đủ các bước trên, các cơ cấu, bộ phận của thiết bị hoạt động đúng tính năng thiết kế, phanh không trôi phù hợp các yêu cầu của các quy phạm kỹ thuật an toàn hiện hành, không có vết nứt, không có biến dạng dư hoặc các hư hỏng khác.

Sau khi việc thử tải cầu trục được thực hiện đạt yêu cầu, cần trục được dán tem kiểm định và cấp giấy phép sử dụng do cơ quan kiểm tra kỹ thuật an toàn, khi đó cần trục được phép sử dụng.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, nếu cảm thấy hữu ích hãy share và theo dõi hoạt động sắp tới của chúng tôi trên FACEBOOK hoặc LINKEDIN YOUTUBE

 

Đọc Thêm: QUY TRÌNH VẬN HÀNH CẦU TRỤC AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ NHẤT

Đọc Thêm: CÁC KỸ HIỆU, CHỈ DẪN TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH CẦU TRỤC