Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050
Mục tiêu đến năm 2030 quy hoạch cảng biển Việt Nam đồng bộ, hiện đại dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh, an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành nước phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 với một số chỉ tiêu.
Cụ thể, về năng lực, hệ thống cảng biển đáp ứng thông qua lượng hàng hóa từ 1.140 đến 1.423 triệu tấn (trong đó hàng container từ 38 đến 47 triệu TEU); hành khách từ 10,1 đến 10,3 triệu lượt khách. Nhưng chỉ tiêu phát triển của từng nhóm cảng biển trong từng giai đoạn được tóm tắt trong bảng dưới đây.
Từ quy hoạch dài hạn nêu trên và riêng về chỉ tiêu nhy cầu phát triển năng lực cảng biển khai thác hàng container của cả nước theo mức dự báo thấp đã gần 38 triệu TEU vào năm 2030, cao hơn sản lượng thông qua của Singapore hiện nay. Những dự án chính cho mục tiêu này đang được định hình dần, bao gồm:
Khu vực Đông Nam Bộ với Cảng cửa ngõ BRVT – Cần Giờ
Cụm cảng BRVT được định hình phát triển theo quy hoạch ban đầu.
=>>> XEM THÊM: TOP 10 CẢNG BIỂN LỚN NHẤT CHÂU Á
Và theo thiết kế mới với cụm cảng nước sâu liên thông Cái Mép hạ, hạ lưu luồng Thị Vải, kết hợp với khu thương mại tự do sau cảng và nhiều công trình dịch vụ tiện ích, logistic, luồng lạch, hệ thống hành lang kết nối giao thông, hạ tầng đồng bộ để phát triển trung tâm kinh tế biển cho toàn vùng Đông Nam Bộ.
Cảng nước sâu Cái Mép tại Bà Rịa Vũng Tàu hiện chưa khai thác được hàng trung chuyển do bị phân mảnh ngăn cách bởi ranh giới quản lý khai thác của từng bến cảng lẫn thủ tục Hải quan, khó có thể lập kế hoạch cho nhiều tàu, nhiều cảng sẵn sàng để phục vụ xử lý hàng nối chuyến nhanh cho một tàu mẹ ghé vào một cảng bất kỳ.
Như vậy, cảng biển cần chuẩn bị trước điều kiện về năng lực và kết nối liên thông sẵn sàng để thu hút hãng tàu tham gia cung ứng dịch vụ container trung chuyển. Quyết định tham gia, cạnh tranh để tồn tại và phát triển thuộc về các hãng tàu mẹ.
Cảng trung chuyển Quốc tế Cần Giờ
Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ dự kiến nằm ở khu vực cù lao Con Chó, xã Thạch An, huyện Cần Giờ. Tổng mức đầu tư dự kiến của Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ khoảng 129.000 tủ đồng. Tổng chiều dài cầu cảng chính dự kiến khoảng 7 km và bến sà lan dự kiến khoảng 2 km.
Tổng diện tích ước tính khoảng 571 ha. Bao gồm cầu cảng, kho bãi, giao thông nội bộ, khu văn phòng, nhà ở công nhân viên điều hành, khai thác cảng, hạ tầng kỹ thuật… khoảng 469,5 ha và diện tích vùng nước hoạt động cảng khoảng 101,5 ha.
Ước tính với sản lượng hàng hóa năm dầu tiên qua cảng đạt khoảng 2,1 triệu TEU (1 TEU bằng 1 container 20 feet). Sau 7 giai đoạn đầu tư, lượng hàng qua Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ có thể đạt 16,9 triệu TEU vài năm 2047 – Bằng một nửa sản lượng Singapore hiện nay.
Khu cảng dự kiến đóng góp vào ngân sách 34.000 – 40.000 tỷ đồng mỗi năm khi khai thác hết công suất. Tổng vốn đầu tư của dự án gần 129.000 tỷ đồng (5,5 tỷ USD), do Tập đoàn MSC – hãng tàu container tốp đầu thế giới đề xuất đầu tư.
Để có thể khởi công dự án trong năm 2025 theo kế hoạch, Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ phải được hoàn thiện sớm để trinh Thủ Tưởng Chính Phủ.
Khu vực cảng nước sâu Lạch Huyện, Hải Phòng
=>>> XEM THÊM: TOP 10 CẢNG BIỂN LỚN NHẤT THẾ GIỚI
Tiếp theo sự phát triển thành công của cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải theo quy hoạch phát triển nhóm cảng biển số 5 tại khu vực Đông Nam Bộ, cụm cảng nước sâu Lạch Huyện cũng được đưa vào quy hoạch phát triển cho cảng biển nhóm 1 của khu vực Hải Phòng tư giữa năm 2015.
Cảng container quốc tế Hải Phòng (HICT), liên doanh giữa Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn với 3 tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài, được xây dựng và đưa vào khai thác năm 2018 trên diện tích 44,9 ha bãi, độ sâu trước bến 16 m, vũng quay tàu rộng 660 m, độ sau luồng tàu 14 m (chưa tính thủy triều) tại thị trấn Cát Hải, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng.
Giai đoạn đầu cảng được đầu tư 2 bến cảng container có tổng chiều dài 750 m có tiếp nhận tàu container sức chở 14.000 TEU, tàu tổng hợp có trọng tải 160.000 DWT. Bến tàu, bến sà lan dài 150 m tiếp nhận tàu, sà lan chở container đến 160 TEU. HICT hiện đang khai thác hơn 12 tuyến tàu container quốc tế nối Hải Phòng với các khu vực thị trường châu Á, Bắc Mỹ, Ấn Độ… với sản lượng thông qua hơn 1,3 triệu TEU/ năm.
Tại dự thảo quy hoạch cảng biển Việt Nam mới, đến năm 2025, số bến container dự kiến từ 5 – 6 bến và 2 bến tổng hợp. Năm 2030 sẽ có 10 – 12 bến container vơi chiều dài từ 4.200 – 5.100 m, 3 bến tổng hợp tổng chiều dài 1.000 m, năng lực tiếp nhận tàu container đến 12.000 TEU và tàu tổng hợp đến 100.000 DWT.
Trước tình hình phát triển trong giai đoạn mới mang tính kết nối toàn cầu và hội nhập, cạnh tranh quốc tế ngày càng sâu rộng; khối cảng biển Việt Nam cần năng lực quản trị mang tính keiesn tạo để phát triển quy mô vùng miền, có tầm nhìn hướng đến mục tiêu độ phá và hiệu quả dài hạn, phạm vi rộng, kết nối đồng bộ, phát triển nhanh bền vững hơn.
Dự án cảng nước sâu Trần Đề cho Đồng Bằng Sông Cửu Long (theo kế hoạch của địa phương)
Chiều 23/2/2024, tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị Ban thường vụ Tỉnh ủy lần thứ 75 thông qua báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng Cảng Trần Đề thuộc cảng biển Sóc Trăng (giữa kỳ).
Theo đơn vị tư vấn, Dự án Đầu tư xây dựng Cảng Trần Đề thuộc cảng biển Sóc Trăng bao gồm 2 khu chính gồm Khu dịch vụ hậu cần cảng, logistic nằm trên đất liền và vùng biển gần bờ thuộc địa bàn xã Trung Bình (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) và bến cảng ngoài khơi Trần Đề nằm ngoài khơi vùng biển Trần Đề, các bờ hiện hữu khoảng 25 km về phía Đông.
Đơn vị tư vấn đưa ra phương án cho tổng diện tích quy hoạch là 1.082 ha đến năm 2028 và năm 2050 là 4.411 ha. Trong đó, bến cảng ngoài khơi là 81,6 ha vào năm 2028 và nâng lên 411 ha vào năm 2050. Đối với khu dịch vụ hậu cần và logistic, đơn vị tư vấn đưa ra diện tích 1.000 ha vào năm 2028 và năm 2050 là 4.000 ha.
Đối với hiện trạng sử dụng đất tại khu vực Dự án, đơn vị tư vấn cho rằng cần hơn 2,568 ha đất có mặt nước ven biển, hơn 942 ha đất rừng phòng hộ, đất nuôi trồng thủy sản 390 ha. Ngoài ra còn có các loại đất khác như đất nông thôn, trồng cây lâu năm, hàng năm…
Trong đó, giai đoạn khởi động (2024-2028) sẽ xây dựng 2 bến / 800 m cho tàu tổng hợp, container trọng tải 100.00 DWT và 02 bến phao chuyển tải hàng rời (than) cho tàu trọng tải đến 160.000 DWT; xây dựng 4.000 m/ 9.800 m hệ thống kè/ đê chắn sóng; 1,85 km/ 17,8 km cầu vượt biển, cầu dẫn kết nối cầu vượt biển với bến cảng; 81,6 ha/ 411,25 ha diện tích mặt bằng cảng.
Ngoài ra, nạo vét khu nước trước bến, bể cảng, luồng tàu, vũng quay tàu và hệ thống báo hiệu hàng hải đồng bộ. Đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác bao gồm: cấp điện, cấp nước, thoát nước, PCCC và các công trình phụ trợ khác đảm bảo hoạt động khai thác cho toàn bộ khu cảng cho từng giai đoạn.
Dự kiến tổng mức đầu tư của dự án giai đoạn khởi động (2024 – 2028) là 44,6 tỷ đồng, giai đoạn hoàn thiện (2050) là gần 162 tỷ đồng.
Trong đó, vốn Ngân sách nhà nước đầu tư hạng mục đường sau cảng; cầu vượt biển, đê chắn sóng, luồng tàu, vũng quay tàu với số vốn đầu tư đến giai đoạn hoàn thiện là 46.476 tỉ đồng, chiếm tỷ lệ 29% tổng vốn đầu tư. Vốn kêu gọi các nhà đầu tư các công trình còn lại và đầu tư trang thiết bị khai thác cảng với số vốn đầu tư là 116.255 tỉ đồng, chiếm tỷ lệ 71% tổng vốn đầu tư.
Dự án Cảng Liên Chiểu tại Đà Nẵng
Dự án Cảng Liên Chiểu được quy hoạch và triển khai xây dựng tại phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Dự án chính thức khởi công vào tháng 12/2022 với quy mô diện tích 450 ha, thiết kế gồm 2 hợp phần: phần hạ tầng dùng chung và phần kêu gọi đầu tư.
Dự án được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn 1 có diện tích 44,6 ha, dự kiến hoàn thiện năm 2025, hai giai đoạn còn lại diện tích lần lượt là 106,81ha và 80,7ha và dự kiến hoàn thiện vào các năm 2030, 2050.
Theo quy hoạch, phần cơ sở hạ tầng dùng chung gồm các hạng mục: luồng tàu, đê và kè chắn sóng dài hơn 1km, đường giao thông, hạ tầng cấp điện nước… Khu vực này có khả năng đáp ứng cho các tàu tổng hợp, hàng rời trọng tải đến 100.000 tấn, tàu container có sức chứa 6.000 – 8.000 TWD.
Theo ghi nhận, sau 6 tháng thi công, đơn vị nhà thầu cơ bản đã hoàn thành nhiều hạng mục phụ trợ như: trạm cân xe, bến tạm, bãi tập kết vật tư, văn phòng điều hành, nạo vét hạng mục móng đê kè đến hiện trường. Các hạng mục giao thông chính, bờ bao chứa nạo vét đã đạt 40% tiến độ thi công tổng chiều dài móng, nền, mặt đường, kè chắn sóng…
Việc thi công cảng Liên Chiểu nói chung và phần cơ sở hạ tầng dùng chung có ý nghĩa to lớn trong việc thu hút đầu tư xây dựng toàn diện cảng trong tương lai, mục tiêu hướng tới trở thành cửa ngõ giao thương quốc tế. Được biết, ngày 8/9 vừa qua, thành phố Đà Nẵng đã tổ chức Lễ khởi công công trình đường ven biển nối trực tiếp cảng Liên chiểu với trung tâm thành phố Đà Nẵng.
Với chiều dài gần 3km, 6 làn xe, vận tốc đạt 60km/h, công trình sẽ thúc đẩy việc giao thương giữa quận Liên Chiểu với trung tâm thành phố và các vùng phụ cận. Đối với người lao động, tuyến đường sẽ rút ngắn quãng đường kết nối tới các điểm quan trọng như KCN, trung tâm Đà Nẵng, giúp tiết kiệm thời gian di chuyển.
Không chỉ có vai trò to lớn đối với kinh tế, an ninh quốc gia, cảng Liên Chiểu còn là công trình có ý nghĩa đặc biệt trong việc xúc tiến thu hút đầu tư, tạo sự liên kết vùng thuận lợi. Từ đó, cảng sẽ trở thành động lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội bền vững của không chỉ Đà Nẵng mà còn đối với cả khu vực miền Trung. Liên Chiểu sẽ trở thành cảng cửa ngõ quốc tế tại khu vực miền Trung, trở thành điểm trung chuyển hàng hoá của hành lang kinh tế Đông – Tây.
Không chỉ có vai trò to lớn đối với kinh tế, an ninh quốc gia, cảng Liên Chiểu còn là công trình có ý nghĩa đặc biệt trong việc xúc tiến thu hút đầu tư, tạo sự liên kết vùng thuận lợi. Cảng Liên Chiểu sẽ trở thành cửa ngõ quốc tế tại khu vực miền Trung, điểm trung chuyển hàng hoá của hành lang kinh tế Đông – Tây và là động lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội bền vững của không chỉ Đà Nẵng mà còn đối với cả khu vực miền Trung.
Từ góc độ kinh tế, cảng này sẽ là tiền đề cho việc cân bằng tỉ trọng kinh tế của Đà Nẵng, tạo ra thế “kiềng 3 chân” vững chãi khi địa phương này có thể phát huy đồng thời các thế mạnh về kinh tế cảng biển – logistics, khu công nghiệp và du lịch.
Cảng trung chuyển quốc tế Bắc Vân Phong
Thủ tướng Chính Phủ vừa phê duyệt Quyết định quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, Khu kinh tế Vân Phong là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực có vai trò đầu tàu thu hút đầu tư và là động lực phát triển kinh tế cho các vùng lân cận và cho cả nước. Trong đó, kinh tế biển là nền tẳng, có cảng trung chuyển container quốc tế và dịch vụ logistic, đô thị, dịch vụ, du lịch, công nghiệp giữ vai trò quan trọng, kết hợp phát triển các ngành kinh tế khác.
Đáng chú ý, tại Khu kinh tế Vân Phong sẽ xây dựng cảng trung chuyển quốc tế khi có điều kiện sau năm 2030, đủ khả năng tiếp nhận cỡ tàu container trọng tải đến 24.000 TEU (250.000 tấn), tàu tổng hợp, trọng tải đến 100.000 tấn hoặc lớn hơn.
Hiện nay, theo quy hoạch cảng biển Việt Nam, chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của bộ GTVT trình Thủ tướng Chính Phủ, cảng biển Vân Phong dự kiến sẽ được quy hoạch thành cảng trung chuyển quốc tế trong tương lai.
Cụ thể, cảng trung chuyển quốc tế có quy hoạch ở khu bến Bắc Vân Phong. Khu bến này sẽ được quy hoạch với quy mô phát triển 4 cầu cảng với chiều dài 1.041 m, năng lực thông qua từ 4,3 triệu tấn đến 5,4 triệu tấn đến năm 2025.
Đến năm 2030, quy mô phát triển 6 cầu cảng với chiều dài 1.831 m, năng lực thông qua từ 5,5 – 6,9 triệu tấn và từ 120.000 lượt khách đến 130.000 lượt khách.
Đặc biệt, từng bước phát triển cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong (Khánh Hòa), cung như các bến tàu khách du lịch quốc tế, bến du thuyền, phục vụ trực tiếp khách du lịch vịnh Vân Phong và khu vực lân cận theo nhu cầu.
Tại quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định rõ đến năm 2030, khu bến Bắc Vân Phong có tiềm năng phát triển thành cảng trung chuyển quốc tế. Cảng biển này có chức năng phục vụ phát triển kinh tế – xã hội liên vùng, có bến cảng container, tổng hợp, bến cảng khách quốc tế.
Những dự án tiềm năng khác theo quy hoạch tổng thể phát tiển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030 (nguồn Cục HHVN)
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, nếu cảm thấy hữu ích hãy share và theo dõi hoạt động sắp tới của chúng tôi trên FACEBOOK hoặc LINKEDIN và YOUTUBE